Siêu Tính - Sieutinh.com

Huyết áp cao là gì? Đo huyết áp cao là bao nhiêu?

Năm 2019, Bộ Y Tế ghi nhận 25% dân số Việt Nam bị cao huyết áp, với 60 người chưa phát hiện bệnh và 80% người không nhận được điều trị. 

Hơn nữa, bệnh cao huyết áp không chỉ diễn ra ở người già, mà đang ngày càng trẻ hóa với tỷ lệ 47% ở thanh niên từ 25 tuổi trở lên. 

Nhiều người đang bỏ qua căn bệnh nguy hiểm này vì không có triệu chứng rõ ràng, nhưng về lâu dài sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng như đột quỵ ở não và tim

Huyết áp cao là gì? 

Huyết áp cao là bệnh mãn tính xảy ra khi có sự tăng áp suất trong mạch máu. Khi lưu lượng máu đi qua quá lớn, mạch máu sẽ bị tổn hại và gây nguy hiểm cho cơ thể. Mạch máu như là một ống nước truyền dẫn máu đến các tế bào cơ thể, khi áp lực nước vượt quá giới hạn chịu đựng, mạch máu sẽ vỡ ra gây hiện tượng đột quỵ.

Cao huyết áp thường rất phổ biến ở người lớn tuổi. Trong quá trình huyết áp tăng, cơ thể sẽ khó biểu hiện ra triệu chứng do sự thay đổi là không đáng kể. Nhiều bệnh nhân chỉ phát hiện mình bị cao huyết áp ở giai đoạn bệnh trở nên nghiêm trọng. 

Thậm chí, ở một số người, họ chỉ biết mình bị cao huyết áp khi được chẩn đoán suy thận, mất thị lực hoặc suy tim. 

Do đó, đo huyết áp định kỳ là vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với người lớn tuổi để kịp thời phát hiện và điều trị.

Huyết áp cao là bao nhiêu? Nguyên nhân gây cao huyết áp

Áp suất của máu sẽ được đo bằng đơn vị (mm HG). Kết quả đo huyết áp sẽ được ghi dưới dạng: Huyết áp tâm thu / Huyết áp tâm Trương.

Huyết áp tâm thu xác định áp suất của máu khi tim đập để bơm máu đến các cơ quan. 

Huyết áp tâm trương nghĩa là áp suất của máu giữa hai nhịp đập của tim (có thể hiểu là khi tim nghỉ). Huyết áp tâm thu bao giờ cũng lớn hơn huyết áp tâm trương

Ở người lớn kết quả huyết áp đo được sẽ rơi vào 1 trong 5 trường hợp sau:

  • Huyết áp bình thường: Chỉ số huyết áp dưới 120/80 mmHg.

  • Tăng huyết áp: Nếu chỉ số huyết áp tâm thu từ 120 đến 129 mmHg, huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg. Đây là giai đoạn sớm của bệnh cao huyết áp, những thay đổi ở giai đoạn này sẽ giúp bệnh nhân tránh được tác hại lâu dài của bệnh.

  • Huyết áp cao cấp độ 1: Khi huyết áp tâm thu từ 130 đến 139 mmHg, huyết áp tâm trương từ 80 đến 89 mmHg

  • Huyết áp cao cấp độ 2: Khi huyết áp tâm thu trên 140 mmHg và huyết áp tâm trương trên 90 mmHg.

  • Mức độ nguy hiểm: Khi huyết áp trên 180/120 mmHg. Ở trường hợp này, bệnh nhân phải được cấp cứu kịp thời nếu xuất hiện các triệu chứng đau đầu, tức ngực, khó thở, ...

Ở người lớn tuổi, bệnh cao huyết áp diễn ra khi huyết áp tâm thu vượt mức bình thường , mặc dù huyết áp tâm trương vẫn ở mức khỏe mạnh. Do đó, đối tượng lớn tuổi nên được kiểm tra huyết áp thường xuyên bằng công cụ đo huyết áp để kịp thời chẩn đoán bệnh. 

Người lớn tuổi nên theo dõi huyết áp thường xuyên

Người lớn tuổi nên theo dõi huyết áp thường xuyên

Trẻ em cũng có nguy cơ bị cao huyết áp, nhưng sẽ có mức tiêu chuẩn riêng để so sánh.

Nguyên nhân gây cao huyết áp

Nguyên nhân gây nên cao huyết áp phụ thuộc vào 2 loại huyết áp cao:

Loại 1: Huyết áp cao nguyên phát

Xảy ra ở hầu hết những người bệnh huyết áp cao với nguyên nhân không rõ ràng, thông thường là tự phát. Ở loại này, áp suất máu tăng dần theo thời gian, có thể đến từ các yếu tố như:

  • Gen di truyền: Những người có gen đột biến hoặc bất thường, có xu hướng dễ bị tăng huyết áp khi về già. Đặc biệt là có người thân trong gia đình bị cao huyết áp.

  • Thay đổi vật lý: Một số thay đổi trong cơ thể có thể dẫn đến hiện tượng tăng huyết áp. Ví dụ như suy thận, có thể làm mất cân bằng lượng muối trong cơ thể, khiến huyết áp tăng cao.

  • Môi trường bên ngoài: Lối sống không lành mạnh cũng góp phần gây tăng huyết áp. Đây là yếu tố thường thấy ở những nhóm người có chế độ ăn đậm đà, hấp thụ quá nhiều muối khiến huyết áp tăng cao. Ngoài ra, ăn uống dư calo khiến cơ thể bị béo phì trong thời gian dài cũng có thể gây các bệnh lý về tim mạch và huyết áp.

Loại 2: Huyết áp cao thứ phát

Huyết áp cao thứ phát thường xảy ra nhanh chóng, đôi khi có thể nghiêm trọng hơn huyết áp cao nguyên phát. Huyết áp cao thứ phát thường xuất hiện bởi hệ quả của các loại bệnh khác như:

  • Bệnh thận

  • Ngưng thở khi ngủ 

  • Bệnh tim bẩm sinh

  • Rối loạn tuyến giáp

  • Tác dụng phụ của thuốc

  • Sử dụng chất kích thích

  • Lạm dụng rượu bia

  • Một số loại khối u nội tiết

…. Phụ nữ cũng có thể bị cao huyết áp thứ phát trong quá trình mang thai. 

Thông thường, cao huyết áp thứ phát sẽ không kéo dài, nhưng đôi khi cũng có thể gây đột quỵ hoặc bệnh tim mạch. Cách điều trị thường được kết hợp giữa giải quyết nguồn gốc gây bệnh và giảm huyết áp trực tiếp.

Những dấu hiệu của huyết áp cao 

Nếu cơ thể của bạn có các triệu chứng như:

  • Đau đầu

  • Khó thở, thở ngắn

  • Chảy máu mũi

  • Đỏ mặt (do tăng lưu lượng máu)

  • Chóng mặt

  • Đau tức ngực

  • Thị lực giảm

  • Đi tiểu ra máu

Huyết áp cao để lại hậu quả nghiêm trọng

Huyết áp cao để lại hậu quả nghiêm trọng

Những triệu chứng huyết áp cao xảy ra khi cơ thể bạn đã đến giới hạn chịu đựng, đòi hỏi phải có sự can thiệp kịp thời. Huyết áp cao thường là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, gây vỡ mạch máu và tổn hại đến tế bào não, tim. 

Do đó, theo dõi huyết áp thường xuyên là bắt buộc, đặc biệt đối với những bệnh nhân có bệnh nền dẫn tới cao huyết áp thứ phát hoặc người lớn tuổi.

Cách tốt nhất để phòng tránh cao huyết áp là sử dụng dụng cụ đo huyết áp tại nhà thường xuyên và tư vấn bác sĩ nếu có kết quả bất thường.

Bác sĩ chẩn đoán bệnh cao huyết áp như thế nào?

Thông thường, mọi bác sĩ đều tiến hành đo huyết áp cho bệnh nhân ở đầu buổi khám sức khỏe và ghi lại các trị số huyết áp từ mỗi lần đo.

Nếu có sự thay đổi, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đo huyết áp thường xuyên hơn trong vài ngày hoặc vài tuần sau đó. 

Vì huyết áp tăng rất khó xác định được chỉ sau một vài lần đọc, vì nguyên nhân có thể đến từ môi trường bên ngoài. Huyết áp của cơ thể có thể tăng vì stress, caffeine hoặc tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra, thời điểm khác nhau trong ngày cũng cho ra kết quả khác nhau.

Nếu sau huyết áp của bạn đều ở mức cao sau nhiều lần đo, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm sâu hơn về:

  • Thử nước tiểu

  • Thử máu, cholesterol

  • Xét nghiệm điện tâm đồ

  • Siêu âm tim hoặc thận.

Những phương pháp thử này sẽ giúp xác định các nguyên nhân thứ phát gây cao huyết áp. 

Cũng trong thời gian xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa cho bạn đơn thuốc để giảm huyết áp trực tiếp để tránh những tổn hại lâu dài cho cơ thể.

Phương pháp điều trị cao huyết áp

Bác sĩ sẽ quyết định phương pháp trị bệnh tốt nhất dựa vào loại cao huyết áp bạn đang mắc phải và các nguồn bệnh gây ra (nếu là huyết áp cao thứ phát).

Phương pháp điều trị cao huyết áp nguyên phát

Thay đổi lối sống là phương pháp được khuyến nghị cho bệnh nhân bị cao huyết áp nguyên phát. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm huyết áp nếu tình trạng sức khỏe của bạn vẫn chưa được cải thiện.

Phương pháp điều trị cao huyết áp thứ phát

Nếu bệnh lý nền hoặc tác nhân tạm thời là nguyên nhân khiến bạn bị huyết áp cao, bác sĩ sẽ ưu tiên điều trị chúng trước. 

Ví dụ: Thay đổi loại thuốc khác nếu nó có tác dụng phụ làm tăng huyết áp của bạn. 

Nếu tình trạng bệnh chưa được cải thiện, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị như cao huyết áp nguyên phát, và kết hợp với việc điều trị bệnh lý nền (nếu có).

Trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ theo dõi và điều chỉnh tùy theo diễn biến bệnh của bạn, nên đừng quá lo lắng nếu có sự thay đổi về loại thuốc uống. Điều bạn có thể làm tốt nhất là ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên để gia tăng sức khỏe của cơ thể.

Chạy bộ rất tốt cho tim mạch ở người già

Chạy bộ rất tốt cho tim mạch ở người già

Bệnh nhân huyết áp cao nên ăn gì?

Nếu bạn không may đang mắc căn bệnh này, bạn vẫn có thể chung sống với nó bằng cách thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt.

Một chế độ ăn lành mạnh có thể giúp hạn chế các yếu tố gây tăng huyết áp như lượng muối, cân nặng. 

Xây dựng chế độ ăn lành mạnh

Có một số chất có thể giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, giúp bạn giảm nguy cơ bị cao huyết áp như: chất béo tốt (Omega 3,6,9 trong cá, các loại hạt), potassium (trong chuối, cải bẹ xanh, … 

Ngoài ra, thiếu nước cũng có thể gây mất cân bằng trao đổi chất của cơ thể, làm tăng huyết áp 

Tập thể dục thường xuyên

Sai lầm của nhiều người là không có thói quen rèn luyện cơ thể mỗi ngày, từ đó khiến cơ thể không có sức khỏe tốt để phòng tránh bệnh tật. Bằng cách chạy bộ 30 - 60 phút 1 ngày, trái tim của bạn sẽ được rèn luyện, giúp làm giảm cholesterol xấu, huyết áp và mỡ trong máu.

Ngoài ra, tăng cường vận động cơ thể còn giúp làm tăng tiêu thụ calo (TDEE), giúp giảm cân hiệu quả.

Kiểm soát stress

Stress là kẻ thù của sức khỏe, về lâu dài sẽ gây ra rất nhiều bệnh tật cả về tinh thần và cơ thể. 

Nếu bạn là một người bận bịu, dễ gặp áp lực trong cuộc sống, hãy thử các biện pháp thư giãn sau:

  • Ngồi thiền

  • Hít thở sâu

  • Mát-xa

  • Thả lỏng cơ bắp

  • Yoga

Các hoạt động thử giãn trên sẽ giúp bạn dễ ngủ, giúp giảm stress và phục hồi năng lượng cho ngày mới.



Ngày đăng 28-11-2020

Chủ đề: