Tính lượng nước cần uống mỗi ngày
Cơ thể con người 75% cấu tạo từ nước, đây là một hợp chất quan trọng giúp cho quá trình vận hành của cơ thể được diễn ra một cách suôn sẻ. Nước như một dung môi hòa tan những chất dinh dưỡng, vận chuyển chúng đi nuôi mọi tế bào trong cơ thể. Nước còn có thể vận chuyển oxy, tạp chất ra khỏi cơ thể từ hệ bài tiết. Con người có thể sống mà không ăn trong vòng một tháng nhưng lại không thể thiếu nước quá năm ngày, điều đó cho thấy tầm quan trọng của nước đối với cơ thể.
Tính lượng nước cần thiết cho cơ thể
Hẳn các bạn đã quá quen với khẩu hiệu “2 lít nước mỗi ngày”. Nó xuất hiện nhiều đến nỗi đã trở thành tiêu chuẩn uống nước đối với nhiều người. Nhưng sự thật có phải như vậy? Thực tế các nhà khoa học đã chứng minh số lượng nước uống mỗi ngày còn nhiều hơn thế. Chưa kể lượng nước cần uống mỗi ngày sẽ tỷ lệ với khối lượng cơ thể và cường độ vận động trong một ngày của bạn.
Một ngày uống bao nhiêu lít nước là đủ?
Tùy thuộc vào hoạt động cơ thể, môi trường thời tiết, tình trạng sức khỏe mà nhu cầu nước của mỗi người là khác nhau.
Con số có thể thay đổi tùy vào mức độ bạn vận động trong ngày, và cả nhiệt độ nơi bạn đang sinh sống.
Các bước tính lượng nước uống theo cân nặng
Bước 1: Xác định cân nặng của cơ thể
- Nhu cầu nước uống của bạn sẽ thay đổi tùy thuộc vào khối lượng cơ thể. Bạn cảng nặng thì sẽ cần càng nhiều nước.
Bước 2: Nhân số cân nặng (đơn vị pound) với 2/3 để ra được số lượng nước cần nạp mỗi ngày.
- Ví dụ: 160 x 2/3 = 107 oz (3.15 lít) nước
Bước 3: Tính lượng nước cần bổ sung dựa vào cường độ vận động.
- Bạn sẽ cần phải nạp thêm 12 oz cho mỗi 30 phút vận động
- Ví dụ: Bạn vận động 75 phút một ngày --> Bạn cần phải nạp thêm 75 / 30 x 12 = 30 oz (0.89 lít) nước
Bước 4: Tính tổng lượng nước cần nạp.
- Cộng số lượng nước cần tối thiểu với lượng cần bổ sung sẽ ra tổng lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
- Ví dụ: 107 + 30 = 137 oz (4.04 lít) nước
Tác hại của sự thiếu nước
Điều gì xảy ra khi bạn không cung cấp đủ nhu cầu nước uống cho cơ thể? Bạn sẽ bị thiếu nước (dehydrated).
Hiện tượng thiếu nước xảy ra khi lượng nước bạn nạp vào ít hơn lượng thải ra ngoài. Cơ thể bạn sẽ không có đủ nước để duy trì chức năng hoạt động và gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng.
Những biến chứng do thiếu nước:
-
Chấn thương vì nóng: Khi lượng nước cung cấp không đủ trong quá trình bạn vận động nặng, bạn sẽ dễ gặp phải chấn thương vì nhiệt độ dẫn đến chứng chuột rút cơ bắp hoặc say nắng.
-
Bệnh thận và tiết niệu: Mất nước thời gian dài có thể gây viêm đường tiết niệu, sỏi thận và suy thận cấp tính.
-
Co giật: Thiếu nước dẫn đến việc thiếu chất điện giải trong cơ thể. Những chất này có nhiệm vụ vận chuyển tín hiệu giữa các tế bào. Sự mất cân bằng điện giải sẽ làm nhiễu tín hiệu giữa các dây thần kinh gây ra chứng co thắt cơ bắp, thậm chí có thể làm bạn mất ý thức tạm thời.
-
Sốc giảm thể tích máu: đây là trường hợp nghiêm trọng nhất có thể ảnh hưởng đến tính mạng khi bị mất nước thời gian dài. Khi đó, thể tích trong máu giảm xuống dẫn đến chứng tụt huyết áp đồng thời giảm lượng oxy trong cơ thể.
Nạp đủ lượng nước cần uống mỗi ngày để tránh kiệt sức
Nguyên nhân làm bạn bị thiếu nước
Cho dù bạn đã biết được lượng nước cần dùng, nhưng việc một ngày uống bao nhiêu lít nước sẽ không còn quan trọng nếu bạn không giải quyết triệt để những nguyên nhân làm bạn thiếu nước.
Có nhiều lý do khác nhau:
-
Tiêu chảy: Tiêu chảy cấp tính làm chúng ta thải ra nước nhiều lần liên tục, dễ dẫn đến tình trạng mất nước.
-
Sốt: Theo nghiên cứu, nhiệt độ sốt càng cao thì người bệnh càng dễ mất nước. Do bạn phải trải qua quá trình tiết mồ hôi liên tục, nước và chất điện giải cũng theo lỗ chân lông thải ra ngoài.
-
Vận động nhiều: Quá trình vận động khiến cơ thể tiết mồ hôi nhiều, biểu hiện của việc thiếu nước khá dễ thấy như khô rát vùng miệng. Thời tiết nóng cũng là một phần nguyên nhân cơ thể tăng tiết mồ hôi để làm mát thân nhiệt.
-
Bệnh mãn tính: Những bệnh nhân huyết áp cao, tiểu đường uống thuốc mỗi ngày sẽ làm cho hệ bài tiết hoạt động nhiều hơn, điều này cũng dẫn đến sự mất nước vì họ đi nhẹ nhiều hơn bình thường.
Hãy tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ để làm rõ nguyên nhẫn làm bạn thiếu nước để có chiến lược hiệu quả.
Thời điểm uống nước trong ngày
Biết được một ngày uống bao nhiêu lít nước là quan trọng, nhưng chưa đủ. Thời điểm uống nước cũng quan trọng không kém để giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh đầy sức sống.
Bạn nến uống nước vào các thời điểm sau:
-
Uống nước sau khi thức dậy. Một cốc nước mát sẽ giúp bạn kích thích những cơ quan sau một giấc ngủ dài, chúng sẽ có vai trò loại bỏ độc tố trước khi bạn bắt đầu bữa sáng của mình.
-
Uống trước khi ăn. Hãy uống một cốc nước 30 phút trước khi ăn để tăng cường hệ tiêu hóa của bạn. Đừng uống nước quá sớm sau bữa ăn vì nó sẽ làm giảm hiệu quả tiêu hóa của dạ dày mà hãy đợi 1 tiếng sau đó, khi bao tử bạn đã chuyển hóa hết thức ăn để giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.
-
Trước khi tắm: Uống một cốc nước ấm trước khi tắm để tăng lưu thông máu và giảm huyết áp của bạn để giữ cho cơ thể ấm và ổn định rất phù hợp cho người bị bệnh cao huyết áp.
-
Trước khi ngủ. Uống nước 1 tiếng trước khi ngủ sẽ giúp bù đắp lại sự mất nước xảy ra trong đêm.
Lượng nước cần thiết cho cơ thể cần được nạp đúng thời điểm
Hoạt động nạp nước vào cơ thể cần thực hiện vào đúng từng thời điểm trong ngày để kịp thời bôi trơn các cơ quan sinh học. Nạp quá nhiều vào một thời điểm sẽ dẫn đến quá tải cho thận. Đúng lượng, đúng thời điểm là cách tốt nhất để tận dụng lợi ích mà nước mang lại: Tránh được bệnh tật, mệt mỏi và làm tươi mát bộ máy sinh học cũng như tinh thần của chúng ta sau một ngày dài làm việc.
Hãy luôn uống nước một cách khoa học để giữ cho vóc dáng, làn da, cơ thể luôn tươi mới và khỏe mạnh bạn nhé.