Siêu Tính - Sieutinh.com

Đột quỵ là gì? Nguyên nhân đột quỵ và cách phòng tránh

Đột quỵ xảy ra bất ngờ, nhưng không phải tự nhiên mà đến. Chính là chúng ta đã bỏ qua và tạo cơ hội để nó phát triển đến mức độ nguy hiểm.

Những năm gần đây, ở Việt Nam, tỷ lệ người bị đột quỵ đã gia tăng nhanh chóng lên đến 200.000 người. Trong đó, 50% tỷ lệ người bị đột quỵ tử vong và 90% người sống sót phải chịu các di chứng suốt đời. Không những thế, độ tuổi người mắc đột quỵ có xu hướng trẻ hóa khi có sự gia tăng ở nhóm 40 - 45 tuổi.

Do đó, việc tìm hiểu rõ về đột quỵ, nguyên nhân đột quỵ và cách phòng tránh là điều cần phải làm để giúp bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân yêu trong gia đình.

Đột quỵ là gì?

Quá trình đột quỵ diễn ra khi mạch máu bên trong não bị vỡ, xuất huyết, hoặc bị tắc nghẽn làm ngăn chặn quá trình cung cấp oxy cho tế bào não. 

Tế bào não là cơ quan cực kỳ dễ bị tổn thương; nếu không được cung cấp oxy trong vòng 5 phút, các tế bào sẽ bắt đầu chết đi. Đây là nguyên nhân khiến tỷ lệ tử vong khi bị đột quỵ ở mức rất cao do quá trình di chuyển từ nhà đến bệnh viện tốn nhiều thời gian.

Nếu bệnh nhân may mắn được cứu sống, các tế bào đã chết thông thường sẽ để lại di chứng về thần kinh hoặc vận động.

Đột quỵ được xem là kẻ thù tiềm ẩn nguy hiểm, bởi bạn chỉ có thể cảm thấy ở giai đoạn quá muộn khi nó sắp hoặc đã xảy ra.

Dù vậy, việc não bị thiếu máu ở giai đoạn đầu vẫn có các triệu chứng nhỏ để cảnh báo cho bạn.

Những dấu hiệu đột quỵ bạn cần chú ý:

Thiếu máu lên não sẽ gây tổn thương tế bào, nếu bạn may mắn, những tế bào não ít quan trọng hơn sẽ bị tổn thương trước và để lại triệu chứng như:

  • Tê liệt các bộ phận trên cơ thể 
  • Cử động yếu hoặc tê các bộ phận mặt, tay, chân
  • Khó khăn khi giao tiếp (bao gồm nói và nghe)
  • Có dấu hiệu lú lẫn, nói vu vơ
  • Thị lực yếu, mất thị lực
  • Khó khăn khi đi lại
  • Mất cân bằng cơ thể
  • Chóng mặt
  • Đau đầu kéo dài, không tìm được nguyên nhân

Đau đầu có thể là dấu hiệu thiếu máu lên não

Đau đầu có thể là dấu hiệu thiếu máu lên não

Các triệu chứng trên đều liên quan đến não bộ và có thể bắt nguồn từ việc thiếu oxy lên não. Nếu không được chữa trị kịp thời, đột quỵ sẽ xảy ra và để lại di chứng như:

  • Tổn thương não
  • Liệt toàn thân hoặc nửa người
  • Tử vong

Nguyên nhân đột quỵ và cách phòng tránh

Nhận biết các triệu chứng đột quỵ và đi khám kịp thời là việc vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nếu đã ở giai đoạn này, dù muốn hay không đều nguy hại cho sức khỏe. 

Phòng ngừa đột quỵ vẫn là cách tốt nhất để chúng ta không gặp bất kỳ di chứng nào mà vẫn có thể sống khỏe mạnh, hạnh phúc.

Nguyên nhân đột quỵ

Để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này, chúng ta cần tìm hiểu sâu vào nguyên nhân làm tổn hại mạch máu, khiến con đường vận chuyển oxy lên não bị gián đoạn.

Có ba nguyên nhân chính:

  • Thiếu máu cục bộ thoáng qua: Đây là hiện tượng mạch máu dẫn lên não bị tắc nghẽn tạm thời, ngăn máu lưu thông đến một số tế bào trong não. Thiếu máu cục bộ thoáng qua có thể xảy ra trong khoảng vài phút hoặc vài giờ đồng hồ, sau đó mạch máu được lưu thông trở lại.

Trong khoảng thời gian này, các dấu hiệu đột quỵ sớm có thể xảy ra, nhưng chưa đến mức độ nguy hiểm cho tế bào não.

  • Thiếu máu cục bộ: Đây là hiện tượng thiếu máu lâu dài, xảy ra bởi cục máu đông hoặc xơ vữa động mạch gây tắc nghẽn lưu lượng máu lên não. 
  • Xuất huyết: Trái ngược với hiện tượng thiếu máu, xuất huyết xảy ra khi mạch máu bị vỡ do không chịu được lượng lớn máu được bơm lên não trong thời gian ngắn. Nguyên nhân có thể đến từ sự tắc nghẽn mạch máu, khiến con đường lưu thông máu trở nên hẹp hơn, khi có tác nhân bên ngoài làm tăng huyết áp sẽ khiến mạch máu dễ bị vỡ. Lượng máu tràn ra ngoài sẽ gây áp lực và làm thương tổn tế bào não cùng với sự thiếu oxy lên não sẽ khiến tình trạng bệnh nhân trở nên vô cùng nghiêm trọng.

Nguy cơ dẫn đến đột quỵ

Có nhiều yếu tố khiến não bộ dễ gặp tình trạng đột quỵ, mà phần lớn đến từ lối sống không lành mạnh:

Chế độ ăn không lành mạnh

Một chế độ ăn có nhiều muối, chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa và cholesterol sẽ khiến cơ thể gặp vấn đề về cân nặng và tim mạch. Khi đó, mạch máu sẽ là cơ quan đầu tiên bị tổn thương, làm tăng nguy cơ đột quỵ

Không vận động

Tập thể dục mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe bằng cách chủ động đốt cháy calo thành năng lượng. Quá trình này sẽ giúp mức đường huyết, huyết áp và cholesterol được ổn định đồng thời rèn luyện sự dẻo dai của cơ tim. Khi cơ bắp được vận động thường xuyên, tim chúng ta sẽ phải bơm nhiều oxy hơn để duy trì hoạt động, do đó, việc vận chuyển oxy đến các tế bào trở nên hiệu quả hơn.

Vận động giúp làm giảm mạnh cơ đột quỵ

Vận động giúp làm giảm mạnh cơ đột quỵ 

Ngược lại, cơ thể thiếu vận động sẽ dễ bị thừa calo, dẫn đến tăng cân, làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác nhau, trong đó có đột quỵ.

Lạm dụng rượu, bia

Nguy cơ bị đột quỵ tăng cao nếu bạn sử dụng nhiều thức uống có cồn. Uống nhiều hơn mức khuyến nghị sẽ làm tăng huyết áp và triglyceride gây xơ vữa động mạch.

Lạm dụng thuốc lá

Thuốc lá ở mọi hình thức đều có thể làm tăng huyết áp khi hấp thụ nicotine vào cơ thể. Trong thời gian dài sẽ làm tim và mạch máu bị tổn thương.

Cơ địa

Một số yếu tố không thay đổi được có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc đột quỵ như:

  • Tiền sử gia đình: Gia đình gen di truyền xấu ảnh hưởng đến sức khỏe như huyết áp cao, tiểu đường.
  • Giới tính: Theo CDC, nữ giới có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn nam giới ở mọi nhóm tuổi.
  • Độ tuổi: Độ tuổi càng cao, tỷ lệ bị đột quỵ càng lớn

Tiền sử bệnh

Một số loại bệnh có sự liên hệ chặt chẽ đến nguy cơ đột quỵ như:

  • Thiếu máu cục bộ
  • Huyết áp cao
  • Cholesterol cao
  • Bệnh tim mạch, động mạch vành
  • Khiếm khuyết van tim
  • Giãn buồng tim, rối loạn nhịp tim
  • Bệnh hồng cầu lưỡi liềm (thiếu máu di truyền)
  • Tiểu đường

Trừ các loại bệnh không thể phòng tránh do di truyền, chúng ta có thể tránh được phần lớn các bệnh mãn tính trên bằng một chế độ ăn lạnh mạnh và vận động thường xuyên.

Ăn nhiều rau quả sẽ giúp phòng tránh đột quỵ

Ăn nhiều rau quả sẽ giúp phòng tránh đột quỵ

Ngoài ra, bạn cũng cần phải theo dõi chỉ số BMI và khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sự bất thường về cân nặng và các bệnh liên quan (nếu có). 

Bạn có thể tự đánh giá cân nặng của mình quá công thức tính BMI online. Nếu chỉ số kết quả của bạn nằm ở mức thừa cân trở lên, bạn nên bắt đầu tìm hiểu quá trình giảm cân để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh mãn tính kể trên.

Tóm lại

Đột quỵ (hay thiếu oxy trong não) là một loại bệnh nguy hiểm, diễn ra rất nhanh khi các mạch máu trong não bị tổn thương, không thể duy trì cung cấp đủ hồng cầu để nuôi tế bào. 

Nguyên nhân của đột quỵ đến từ các bệnh mãn tính kể trên, mà biến chứng về lâu dài là gây tổn thương mạch máu dẫn đến đột quỵ với nguy cơ tử vong cao.

Phòng tránh đột quỵ có thể thực hiện bằng việc ăn uống lành mạnh, vận động thường xuyên, giữ cho cơ thể ở chỉ số BMI phù hợp. 




Ngày đăng 12-11-2020

Chủ đề: