Siêu Tính - Sieutinh.com

Suy dinh dưỡng là gì? Nguyên nhân suy dinh dưỡng trẻ em

Suy dinh dưỡng trẻ em là tình trạng khá phổ biến ở trên thế giới với 26.5% trẻ em bị thiếu cân (1990). Riêng ở Việt Nam, số trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng là 1.8 triệu.

Mặc dù số lượng trẻ em suy dinh dưỡng trên toàn thế giới đã giảm dần qua từng năm: từ 163.8 triệu (1990)  xuống còn 113.4 triệu trẻ em (2015), Việt Nam vẫn đang nằm trong số 34 quốc gia có số lượng trẻ bị thiếu dinh dưỡng cao nhất.

Suy dinh dưỡng trẻ em có thể gây ra sự chậm phát triển của toàn bộ cơ thể, trong đó có não bộ. Từ đó, dẫn đến hệ lụy như: 

  • Thiếu máu

  • Chậm phát triển trí não

  • Hệ miễn dịch kém

  • Ảnh hưởng sinh sản

  • Loãng xương (do thiếu canxi và vitamin D)

Như vậy, suy dinh dưỡng không chỉ gây thiếu cân nặng, mà còn là nguồn gốc của rất nhiều bệnh lý mãn tính về sau này của trẻ. 

Trẻ dễ bị ốm hơn khi suy dinh dưỡng

Trẻ dễ bị ốm hơn khi suy dinh dưỡng

Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất cứ ai, do đó, các bậc phụ huynh cần có sự hiểu biết rõ về nguyên nhân, cách phòng tránh suy dinh dưỡng trẻ em để thế hệ tương lai chúng ta có sự phát triển khỏe mạnh.

Nguyên nhân trẻ em bị suy dinh dưỡng

Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng

Chế độ ăn là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng thiếu dinh dưỡng ở trẻ em. Tỷ lệ trẻ em thiếu cân xảy ra nhiều hơn ở các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, nhóm người dân tộc thiểu số có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao gấp 2,3 lần

Khi cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng, đặc biệt ở giai đoạn phát triển của trẻ, cơ thể sẽ không thể tăng trưởng ở mức bình thường. Qua thời gian dài, sức khỏe của trẻ sẽ giảm đi rõ rệt với nhiều triệu chứng khác nhau:

  • Cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống

  • Dễ bị bệnh, tốn nhiều thời gian để khỏe lại

  • Chu kỳ kinh nguyệt bất thường ở nữ giới

  • Rụng tóc, khô da, và vấn đề răng miệng

Các nguyên nhân khác

Ngoài việc ăn không đủ dinh dưỡng, một số trường hợp trẻ em gặp vấn đề khi ăn uống và hấp thụ dinh dưỡng:

  • Hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) gây biếng ăn

  • Dị ứng thức ăn: gây khó khăn trong việc ăn uống

  • Vấn đề về hormone và hệ tiêu hóa: Gây khó khăn khi hấp thụ dinh dưỡng, ngăn trẻ tăng cân và phát triển.

Khi thấy trẻ bị biếng ăn, hoặc khó tăng cân dù đã có chế độ ăn đầy đủ, khỏe mạnh, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám và chữa trị kịp thời. Vì hệ quả của suy dinh dưỡng sẽ đến rất nhanh trong giai đoạn cần tăng trưởng của cơ thể.

 Làm sao để biết trẻ bị suy dinh dưỡng?

Phương pháp được bác sĩ sử dụng là tính chỉ số BMI của cơ thể. Kết quả của việc tính BMI sẽ đo lường tình trạng của cơ thể dựa vào độ tuổi, chiều cao và cân nặng. Từ đó, sẽ phân loại thành 4 nhóm: 

Kết quả

Tính trạng cân nặng

Dưới 18.5

Thiếu cân

18.5-24.9

Bình thường

25-29.9

Thừa cân

Trên 30 

Béo phì

Nếu chỉ số BMI của bé dưới 18.5, đó là dấu hiệu cảnh báo khả năng trẻ bị thiếu dinh dưỡng

Dù vậy, tính chỉ số BMI trẻ em cũng có một số hạn chế vì công thức hiện tại chỉ áp dụng cho người lớn. 

Để theo dõi sự tăng trưởng của trẻ chính xác hơn, bạn có thể sử dụng biểu đồ tăng trưởng của trẻ theo tiêu chuẩn WHO dành cho trẻ từ 0-2 tuổi.

Từ bảng biểu đồ trên, nếu con em của bạn có mức cân nặng hoặc chiều cao thấp hơn tiêu chuẩn, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn phương pháp chữa trị.

Thói quen ăn uống gây suy dinh dưỡng trẻ em

Thói quen ăn uống của trẻ sẽ là nền tảng sức khỏe lâu dài đến khi trưởng thành. 

Nên tập luyện cho bé ăn rau quả từ nhỏ

Nên tập luyện cho bé ăn rau quả từ nhỏ

Thói quen từ nhỏ sẽ rất khó để thay đổi, do đó, cha mẹ cần hướng dẫn, luyện tập các bé thói quen ăn uống lành mạnh, và tránh xa các món ăn có hại cho sức khỏe. 

Tránh ăn vặt quá nhiều

Một trong những sai lầm của cha mẹ là để trẻ tiếp xúc quá sớm với các món ăn vặt ngon miệng, và quy định thời gian ăn trong ngày. Đây là nguyên nhân khiến các bé không thích các món ăn lành mạnh hơn từ rau củ, do đã no bụng với bánh snack trước đó hoặc cảm thấy không ngon miệng bằng.

Ăn đúng nơi, đúng giấc 

Nên tập cho trẻ thói quen ăn uống với gia đình ở trên bàn ăn. Việc này sẽ giúp trẻ không bị dư thừa calo khi vừa ăn vừa xem tivi hoặc máy tính. 

Ăn vặt ngoài giờ không tốt cho sức khỏe

Ăn vặt ngoài giờ không tốt cho sức khỏe 

Dư thừa calo cũng là nguyên nhân khiến trẻ không còn cảm thấy ngon miệng khi bước vào bữa ăn chính đủ dinh dưỡng cần thiết.

Tránh thức uống có đường

Các loại nước trái cây có thêm đường, nước ngọt có gas là kẻ thù của sức khỏe. Những thức uống này chỉ đưa vào cơ thể năng lượng vô ích, không có vitamin hay khoáng chất, vừa làm tăng nguy cơ bệnh đái tháo đường, thừa cân, vừa khiến vị giác của trẻ khó được thỏa mãn hơn.

Thay vào đó là một ly sinh tố bơ đầy đủ dưỡng chấtThay vào đó là một ly sinh tố bơ đầy đủ dưỡng chất

Bổ sung chất béo tốt, tránh chất béo có hại

Muốn cơ thể tăng trưởng khỏe mạnh, trẻ em cần phải nạp vào đủ lượng chất béo cần thiết. Nhưng không phải chất béo nào cũng có lợi cho sức khỏe, nhất là những loại chất béo chuyển hóa từ thực phẩm chiên dầu.

Bổ sung đủ chất béo tốt sẽ giúp cơ thể tránh được mệt mỏi, và đóng góp vào sự phát triển toàn diện của trẻ.



Ngày đăng 23-11-2020

Chủ đề: