Nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh là bao nhiêu? Triệu chứng sốt ở trẻ và người lớn
Nhiệt độ cơ thể của một người trung bình là bao nhiêu?
Thông thường, cơ thể của chúng ta có nhiệt độ là 37°C (98.6°F). Tuy nhiên đó chỉ là con số tương đối; thực tế, cơ thể của bạn có thể cao hơn hoặc thấp hơn một chút.
Nhưng đừng buồn, điều này không có nghĩa là bạn bị ốm. Vì thân nhiệt của bạn sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: tuổi tác, giới tính, thời gian trong ngày và mức độ vận động vật lý.
Nhiệt độ cơ thể bình thường khác nhau ở lứa tuổi
Cơ thể bạn có khả năng điều chỉnh, thay đổi nhiệt độ khi bạn già đi.
Ở người cao tuổi, cơ thể sẽ gặp khó khăn hơn trong việc bảo tồn nhiệt. Do đó, có nhiều khả năng cơ thể của họ có nhiệt độ thấp hơn.
Dưới đây là mức nhiệt độ cơ thể bình thường theo độ tuổi:
- Trẻ sơ sinh và trẻ em. Nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh dao động từ 36.6°C (97.9°F) đến 37,2°C (99°F).
- Người lớn. Nhiệt độ cơ thể bình thường của người trưởng thành dao động từ 36,1°C (97°F) đến 37,2°C (99°F).
- Người lớn trên 65 tuổi. Ở người lớn tuổi, nhiệt độ cơ thể trung bình thấp hơn 98,6°F (37°C).
Hãy nhớ rằng nhiệt độ cơ thể bình thường khác nhau ở mỗi người. Nhiệt độ cơ thể của bạn có thể chênh lệch lên đến 0,6°C (1°F) so với mức tiêu chuẩn.
Nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh khác nhau trong ngày
Xác định phạm vi bình thường của bản thân có thể giúp bạn dễ dàng biết khi nào bị sốt.
Những yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể người
Vào thế kỷ 19, bác sĩ người Đức Carl Wunderlich đã xác định được nhiệt độ cơ thể trung bình là 37°C.
Nhưng vào năm 1992, kết quả từ một nghiên cứu đáng tin cậy đề xuất nhiệt độ cơ thể trung bình thực tế thấp hơn, vào khoảng 36.8°C (98.2°F).
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng cơ thể chúng ta có xu hướng ấm lên suốt cả ngày. Do đó, bạn sẽ thường bị sốt khi thức dậy vào sáng sớm so với các thời điểm khác trong ngày.
Thời gian trong ngày không phải là yếu tố duy nhất có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ. Những người trẻ tuổi có xu hướng có nhiệt độ cơ thể trung bình cao hơn. Điều này là do khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của chúng ta hoạt động tốt khi còn trẻ và giảm dần khi về già.
Mức độ hoạt động thể chất và một số loại thực phẩm hoặc đồ uống cũng có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể. Khi vận động, cơ thể sẽ tiến hành đốt năng lượng khiến các tế bào gia tăng nhiệt độ. Cùng lúc đó, cơ thể kích hoạt cơ chế tiết mồ hôi để làm mát cơ thể.
Nhiệt độ cơ thể người ở nữ giới cũng bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố và có thể tăng hoặc giảm ở những thời điểm khác nhau trong chu kỳ kinh nguyệt.
Ngoài ra, cách bạn đo nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến kết quả. Mỗi điểm trên cơ thể khác nhau có mức nhiệt độ khác nhau. Nếu đo bằng nhiệt kế ở vùng nách, bạn sẽ thấy chỉ số nhiệt độ cơ thể so với kết quả từ miệng. Các kết quả đo nhiệt độ từ miệng lại thường thấp hơn so với các kết quả đo từ tai hoặc trực tràng.
Các triệu chứng sốt
Sốt là hiện tượng nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn mức bình thường.
Đối với trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn, các chỉ số nhiệt sau đây sẽ là dấu hiệu của một cơn sốt khi:
- Đo nhiệt độ ở trực tràng hoặc tai: 100,4°F (38°C) trở lên
- Đo ở miệng: 100°F (37,8°C) trở lên
- Đo ở nách: 99°F (37,2°C) trở lên
Nghiên cứu từ năm 2000 cho thấy ngưỡng sốt ở người lớn tuổi có thể thấp hơn, vì cơ thể của họ gặp nhiều khó khăn trong việc giữ nhiệt.
Nhưng một quy luật chung là khi nhiệt độ cơ thể cao hơn 2°F (1,1°C) so với nhiệt độ bình thường sẽ là dấu hiệu của một cơn sốt.
Ngoài ra, sốt có thể đi kèm với các dấu hiệu và triệu chứng khác như:
- Đổ mồ hôi
- Ớn lạnh, rùng mình hoặc run rẩy
- Da nóng hoặc đỏ bừng
- Đau đầu
- Nhức mỏi cơ thể
- Mệt mỏi và suy nhược
- Ăn mất ngon
- Tăng nhịp tim
- Mất nước
Nghỉ ngơi là cách tốt nhất để nhiệt độ cơ thể trở về bình thường
Mặc dù cơn sốt có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu nhưng đó là phản ứng tự nhiên của cơ thể để diệt trừ các tác nhân bên ngoài. Khi bị sốt, nghỉ ngơi là phương án tốt nhất cho bạn.
Nhưng cũng đừng vì thế mà chủ quan khi cơn sốt có thể diễn biến nặng hơn. Hãy đến bệnh viện ngay nếu:
- Bạn có nhiệt độ trên 103 ° F (39,4 ° C).
- Bạn đã bị sốt hơn 3 ngày liền.
Sôt có thể kèm theo các triệu chứng như:
- Nôn mửa
- Đau đầu
- Đau ngực
- Cứng cổ
- Phát ban
- Sưng trong cổ họng
- Khó thở
Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hãy cẩn trọng khi trẻ bị sốt. Thường xuyên theo dõi nhiệt độ và dẫn trẻ đến bác sĩ nhi khoa nếu:
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi và bị sốt.
- Trẻ từ 3 tháng đến 3 tuổi và có nhiệt độ là 102°F (38,9°C).
- Con của bạn từ 3 tuổi trở lên và có nhiệt độ là 103°F (39,4°C).
Các triệu chứng đi kèm khi trẻ bị sốt:
- Cổ cứng hoặc đau đầu dữ dội
- Đau họng hoặc đau tai
- Phát ban không rõ nguyên nhân
- Nôn mửa và tiêu chảy lặp đi lặp lại
- Có dấu hiệu mất nước
Nhiệt độ môi trường rất quan trọng đến sự thoải mái của trẻ, nếu chỉ số nhiệt độ điểm sương nằm ở ngưỡng nguy hiểm, trẻ có nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp và thay đổi nhiệt độ cơ thể
Các triệu chứng của hạ thân nhiệt là gì?
Hạ thân nhiệt là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi bạn mất nhiệt bên trong cơ thể. Đối với người lớn, hạ thân nhiệt xảy ra khi nhiệt độ khi cơ thể giảm xuống dưới 95°F (35°C).
Hầu hết hiện tượng hạ thân nhiệt xảy ra khi cơ thể con người tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ thấp trong thời gian dài.
Đối tượng trẻ sơ sinh và người lớn tuổi sẽ dễ bị hạ thân nhiệt hơn. Đối với trẻ sơ sinh, hạ thân nhiệt có thể xảy ra khi nhiệt độ cơ thể vào khoảng 97°F (36,1°C) hoặc thấp hơn.
Không chỉ xảy ra ở bên ngoài trời lạnh, hạ thân nhiệt cũng có thể xảy ra trong ngôi nhà của bạn nếu lò sưởi ấm hoạt động kém vào mùa đông hoặc ở trong một căn phòng có máy lạnh.
Người bị hạ thân nhiệt đôi khi không nhận biết được tình trạng của mình cho đến khi rơi vào tình trạng mất ý thức. Vì các triệu chứng ban đầu của hạ thân nhiệt giống như phản ứng của cơ thể khi ở trời lạnh.
Kiểm tra thân nhiệt của bạn khi trời quá lạnh
Khi bị hạ thân nhiệt, bạn sẽ gặp các triệu chứng như:
- Rùng mình
- Hơi thở chậm và nông
- Nói lắp bắp hoặc lầm bầm
- Mạch yếu
- Mất tập trung
- Năng lượng thấp hoặc buồn ngủ
- Nhầm lẫn hoặc mất trí nhớ
- Mất ý thức
- Da đỏ tươi, lạnh khi chạm vào (ở trẻ sơ sinh)
Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn hoặc người thân có nhiệt độ cơ thể bình thường thấp và kèm theo bất kỳ triệu chứng nào ở trên.
Bệnh liên quan đến nhiệt độ cơ thể nên gặp bác sĩ khi nào?
Sốt thường không phải là nguyên nhân đáng lo ngại. Hầu hết qua thời gian, cơn sốt sẽ biến mất sau một vài ngày nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, khi cơn sốt của bạn lên quá cao, kéo dài quá lâu hoặc kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng, hãy tìm cách điều trị.
Bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về các triệu chứng của bạn. Họ có thể thực hiện hoặc yêu cầu các xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây sốt. Điều trị nguyên nhân gây sốt có thể giúp nhiệt độ cơ thể trở lại bình thường. Thường sẽ là hiện tượng viêm hoặc cơ thể bị tấn công bởi vi khuẩn, vi-rút.
Mặt khác, nhiệt độ cơ thể thấp cũng có thể là nguyên nhân đáng lo ngại. Hạ thân nhiệt có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị vì nó sẽ cản trở cơ quan nội tạng hoạt động, dẫn đến suy đa tạng và tử vong. Tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay khi nhận thấy dấu hiệu hạ thân nhiệt.
Để chẩn đoán hạ thân nhiệt, bác sĩ sẽ sử dụng một nhiệt kế lâm sàng tiêu chuẩn và kiểm tra các dấu hiệu thể chất. Họ có thể sử dụng nhiệt kế đo trực tràng nếu cần.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân hạ thân nhiệt của bạn hoặc để kiểm tra sự nhiễm trùng.
Trong trường hợp nhẹ, hạ thân nhiệt có thể khó chẩn đoán hơn nhưng dễ điều trị hơn. Chăn sưởi và nước ấm có thể giúp phục hồi thân nhiệt. Đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn, các phương pháp điều trị khác bao gồm hâm nóng máu và sử dụng dịch truyền tĩnh mạch đã được làm ấm.
Ngày đăng 08-12-2020