Nguyên nhân biến đổi khí hậu và sự tồn vong của con người
Nóng lên toàn cầu (hay biến đổi khí hậu) là một chủ đề vô cùng phổ biến ở trên mọi phương tiện thông tin đại chúng. Bạn hẳn đã nghe nhiều về “từ khóa” này từ tin tức, mạng xã hội, hay thậm chí từ người thân và bạn bè.
Vậy, nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu này là do đâu? Tại sao chúng lại có tác động cực lớn đến sự tồn vong của con người trong vài năm sắp tới?
Nguyên nhân biến đổi khí hậu
Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, hơn 97% các nhà khoa học khí hậu đồng ý rằng Trái Đất đã ấm lên trong nhiều thập kỷ qua. Và hoạt động của con người là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng này.
Kết luận này cũng được chia sẻ bởi tổ chức khoa học uy tín nhất Hoa Kỳ, Viện Hàn lâm Khoa học và các tổ chức đối tác trên toàn thế giới. Trong bản cập nhật năm 2020 báo cáo về “Bằng chứng và nguyên nhân của Biến đổi Khí hậu”, đã kết luận rằng các hiện tượng tự nhiên không đủ để gây nên sự thay đổi nhiệt độ đáng kể này. Hơn nữa, chỉ khi có bàn tay của con người tham gia vào, thành phần khí quyển của Trái Đất mới thay đổi dẫn đến sự tăng lên về nhiệt độ.
Nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu đã được kết luận từ lâu trong giới khoa học. Đó chính là hiệu ứng nhà kính đã làm ấm lên bầu không khí của Trái Đất. Hoạt động của con người ở đây làm tăng hàm lượng khí CO2 trong không khí, khiến cho nhiệt độ bị giữ lại trên khí quyển Trái Đất.
Hiện tượng này được giải thích như hành động đắp chăn lên người. Khi đó, nhiệt độ tỏa ra từ cơ thể sẽ bị giữ lại mà không thể thoát ra ngoài. Lượng khí CO2 càng nhiều chứng tỏ độ dày của lớp “chăn” này càng cao. Nhiệt độ từ ánh nắng mặt trời sẽ khó di chuyển ra ngoài.
Các hoạt động như: Đốt nhiên liệu hóa thạch, khí thải từ xe cộ đã thải đến hơn 40 tỷ tấn khí carbon dioxide vào năm 2015.
Từ lâu, các nhà khoa học đã quan sát dữ liệu nhiệt độ bề mặt và vệ tinh theo thời gian, từ đó có những cảnh báo đầu tiên về biến đổi khí hậu đang diễn ra trên hành tinh 7 tỷ người này.
Ví dụ, nhiệt độ quan sát ở Hoa Kỳ trung bình hàng năm tăng 1,8 độ F từ năm 1901 đến 2016. Hầu hết sự gia tăng đó đã xảy ra kể từ năm 1986. Các nơi khác trên Trái Đất cũng ghi nhận sự thay đổi tương tự.
Nhiệt độ toàn cầu đang tăng mạnh qua từng năm
“Khí gas nhà kính” vừa tốt lại vừa xấu
Những loại khí này đóng vai trò ngăn chặn một phần năng lượng, nhiệt độ đi vào và thoát ra khỏi Trái Đất.
“Lợi ích” của hiện tượng này giúp cho Trái Đất có thể sinh sống được, khi nhiệt độ luôn duy trì ở mức lý tưởng giúp các sinh vật phát triển. Nếu không có những loại khí này, nhiệt độ của Trái Đất sẽ như các hành tinh “chết” còn lại trên hệ mặt trời, cực nóng đối khi tiếp xúc với bức xạ mặt trời và cực lạnh khi về đêm.
Vào năm 1820, các nhà khoa học đã nhận ra một số loại khí có khả năng giữ nhiệt. Họ đưa ra giả thuyết đầu tiên về sự lưu nhiệt của bầu không khí Trái Đất.
Năm 1856 đánh dấu sự phát hiện của nhà khoa học người Mỹ Eunice Foote. Ông đã phát hiện ra khí CO2 có thể giữ lại nhiệt độ từ mặt trời. 3 năm sau, John Tyndall - nhà khoa học người Ailen - đã phát hiện thêm một số loại khí gas bên cạnh carbon dioxide có thể giữ và lưu chuyển nhiệt độ.
Vào cuối thế kỷ 19, nhà khoa học người Thụy Điển, Svante August Arrhenius, đã đưa ra giả thuyết về việc đốt nhiên liệu hóa thạch có thể là nguồn phát khí thải CO2 lớn. Sau đó, ông kết luận nhiệt độ sẽ tăng lên trong tương lai.
Khí thải từ nhiên liệu đốt tăng lên đáng kể
Ocko. nhà khoa học khí hậu của Quỹ bảo vệ môi trường chia sẻ: “Tôi cảm thấy những phát hiện này có phần trấn an đối. Nó sẽ trở nên khủng khiếp nếu những hiện tượng này xảy ra một cách tự nhiên. Điều này đồng nghĩa với việc Mặt Trời to hơn và đang tiến lại gần Trái Đất. May mắn thay, đây là hành động của con người. Chúng ta gây ra hậu quả, nên chúng ta biết cách để sửa chữa nó.”
Hậu quả của biến đổi khí hậu
Từ 1,500 năm trước, đã có dẫn chứng về sự biến đổi khí hậu do thay đổi lượng khí nhà kính trong khí quyển. Hai núi lửa lớn đã phun trào thải ra lượng lớn tro bụi vào không khí tạo thành một lớp màng ngăn chặn ánh nắng Mặt Trời đến Trái Đất. Hệ quả là nhiệt độ giảm mạnh, khiến cho mùa màng thất thu. Nhiều người đã chết vì đói vào thời điểm đó.
Ngày nay, chúng ta lại chứng kiến một hiện tượng ngược lại với 1,500 năm về trước. Nhiệt độ đang không ngừng tăng lên trong tương lai.
Hậu quả đem lại cho môi trường sống là vô cùng lớn:
-
Lũ lụt xảy ra nhiều hơn do sự tan nhanh của các tảng băng vùng Nam/ Bắc Cực. Đất liền cũng sẽ bị xâm nhập mặn bởi sự gia tăng mực nước biển
-
Nhiệt độ tăng khiến cho các cơn bão sẽ xảy ra thường xuyên hơn và mạnh hơn vì chúng được cung cấp nhiều năng lượng từ hơi nước.
-
Đất sẽ trở nên cực kỳ khô cằn vào mùa hạ, nhiệt độ đỉnh điểm có thể lên đến hơn 40 độ C.
Con người đang trả giá cho sự phát triển quá nhanh
Vào mùa khô, trên thế giới đã chứng kiến sự gia tăng quy mô cháy rừng ở Amazon và Úc. Diện tích cháy rừng ngày càng lớn vì nhiệt độ tăng khiến cho công cuộc dập lửa trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Năm 2019 ghi nhận 4.5 triệu vụ cháy rừng, nhiều hơn 400,000 vụ so với 2018.
Hơn 8 tỷ tấn Khí CO2 được thải ra sau các vụ cháy mỗi năm, cộng với khí thải từ con người, khí hậu Trái Đất đang ngày càng nóng lên nhanh chóng.
Các chuyên gia dự báo, nếu không hành động để ngăn sự gia tăng nhiệt độ của Trái Đất, nền văn minh của loài người có thể sẽ sụp đổ vào năm 2050.
Vậy, giải pháp cho biến đổi khí hậu là gì? Xem tiếp>>
Ngày đăng 23-11-2020