Lịch sử thú vị về kim loại vàng
Vàng đã tồn tại trên Trái Đất trong hàng trăm triệu năm, nhưng chỉ được tìm thấy bởi con người từ vài nghìn năm về trước dưới dạng quặng vàng tự nhiên. Vàng có mặt ở khắp mọi nơi và sớm trở thành văn hóa không thể thiếu đối với con người.
Yếu tố khiến vàng đứng tách biệt khỏi các kim loại khác là vẻ đẹp óng ánh đặc trưng. Cộng với khả năng dễ uốn cong và chống xỉn màu giúp vàng trở thành một kim loại có nhiều ứng dụng trong cuộc sống con người. Sự đặc biệt của vàng còn đến từ khối lượng riêng nặng nhất trong nhóm kim loại quý, biểu thị cho sức mạnh, quyền lực.
Vậy nguồn gốc của vàng là gì?
Các nhà khoa học cho rằng, vàng đến từ một thiên thạch ở ngoài vũ trụ. Sau cú va chạm với những thiên thạch khác tạo thành Trái Đất khiến vàng có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Đây cũng là kim loại đầu tiên được biết đến rộng rãi. Đó cũng là nguyên nhân vàng được chọn làm đơn vị tiền tệ để lưu hành ở thời xưa. Hiện tại, với nhiều ứng dụng khác nhau và nhu cầu sở hữu trang sức tăng lên, vàng được xem là tài sản an toàn nhất để dự trữ.
Vàng là biểu tượng của sự sang trọng, quyền quý. Nhờ tính sáng chói và trường tồn theo thời gian, vàng là vật không thể thiếu trong các gia đình vua chúa thời xưa.
Vàng đại diện cho sự sang trọng, quyền lực
Ngay cả khi chưa được dùng làm tiền tệ (đồng vàng xuất hiện vào năm 700 TCN), vàng được truy tìm ráo riết bởi nhiều chủng tộc trên thế giới như: Ấn Độ, Trung Quốc, Ai Cập,.... Các tù nhân chiến tranh được gửi vào mỏ vàng để khai thác. Ở thời điểm này, mặc dù chưa có khái niệm về tiền, vàng vẫn là hàng hóa được truy tìm nhiều nhất bởi các đặc trưng của nó.
Vai trò quan trọng trong giao thương
Vàng dần trở thành định nghĩa cho tiền tệ bởi bản chất: dễ vận chuyển, không thay đổi giá trị. Vàng (cùng với bạc) trở thành tiêu chuẩn để thay thế cho hình thức trao đổi hàng hóa. Nhờ đó mà các giao dịch ở thời cổ điển.
Người Hy Lạp cổ đại đã khai thác vàng ở vùng Địa Trung Hải và Trung Đông vào những năm 550 TCN để tạo trao đổi với hàng hóa.
Khái niệm về tiền tệ đã được hình thành bởi đồng tiền được làm từ vàng và bạc. Giá trị của chúng sẽ dựa vào quy đổi trọng lượng vàng và trọng lượng của các món hàng hóa. Nhờ vào đó, nền kinh tế thế giới đã được mở rộng và phát triển mạnh. Trong thời kỳ cổ khi Hy Lạp và La Mã còn thống trị phương Tây, vàng và bạc được đưa đến Ấn Độ để trao đổi với gia vị và được đưa đến Trung Quốc để trao đổi tơ lụa.
Đồng tiền vàng được dùng trong giao dịch hàng hóa
Vào khoảng năm 98-160 (giai đoạn đỉnh cao của đế chế La Mã), đồng vàng, bạc đã thống trị từ Anh đến Châu Phi. Tiền tệ đã được hình thành và tên gọi từng được sử dụng của nó là vàng.
Khai thác vàng thời cổ đại
Mặc dù phương pháp khai thác sơ khai, người Hy Lạp đã có những nghiên cứu vượt bậc về cách khai thác vàng thời bấy giờ. Tính đến thời điểm Alexander Macedon chết (năm 323 TCN) Người Hy Lạp đã xây dựng mỏ vàng từ Châu Âu (Gibraltar) dài đến tận Ai Cập và Tây Á. Dấu tích của những nơi ấy vẫn còn lưu cho đến ngày nay.
Một mỏ vàng được khai thác (nhìn từ trên cao)
Đế chế La Mã cổ đại đã tiến xa hơn trong hành trình tìm kiếm vàng. Dưới triều đại này, người La Mã khai thác vàng với tần suất lớn, nhờ đó họ học hỏi và cải tiến cách thức khai thác mỏ vàng. Họ chuyển hướng dòng nước để đào vàng bằng thủy lực. Nước cũng đóng vai trò lớn trong việc tách vàng ra khỏi đá. Những phương thức tưởng chừng đơn giản nhưng ở thời điểm đấy là cực kỳ đột phá. Cộng với nguồn nhân công từ tù nhân, nô lệ, La Mã đã có được thành quả cực kỳ ấn tượng trong cuộc phiêu lưu vào lòng đất.
Ngày nay, các nước mỗi năm khai thác thêm 2,500-3,000 tấn vàng đóng góp vào tổng trữ lượng 190,040 tấn trên thế giới.
Ngày đăng 23-11-2020