Giọt sương được hình thành như thế nào?
Giọt sương là sự ngưng đọng của hơi nước trong không khí khi đạt đến nhiệt độ nhất định. Quá trình ngưng đọng sẽ khiến hơi nước từ dạng khí chuyển thành dạng lỏng. Giọt sương trên các bề mặt là kết quả của quá trình này.
Điều kiện hình thành giọt sương
Giọt sương sẽ chỉ hình thành khi hơi nước đạt đến trạng thái bão hòa trong không khí và sẵn sàng chuyển từ dạng khí sang dạng lỏng.
Ví dụ: Một ly nước đá có bề mặt lạnh sẽ khiến không khí xung quanh nó trở nên lạnh hơn. Nhờ đó, hơi nước càng khó bị giữ lại và đến một điểm nhất định sẽ ngưng đọng thành sương.
Giọt nước luôn xuất hiện trên bề mặt lạnh
Nhiệt độ điểm sương ảnh hưởng như thế nào?
Nhiệt độ mà tại đó không khí ngưng tụ thành giọt sương được gọi là nhiệt độ điểm sương. Nhiệt độ điểm sương sẽ khác nhau tùy vào môi trường, vị trí địa lý, thời gian trong ngày.
Những nơi có độ ẩm cao như vùng nhiệt đới, duyên hải, sẽ dễ xảy ra tình trạng đọng sương hơn. Nguyên nhân là vì độ ẩm cao tăng khả năng trữ hơi nước của không khí, từ đó giọt sương dễ dàng đọng trên bề mặt vật thể khi nhiệt độ giảm xuống về đêm.
Dew point là nhiệt độ hơi nước chuyển sang dạng lỏng
Thời tiết cũng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng hình thành sương của môi trường. Gió mạnh chứa nhiều lớp không khí khác nhau với lượng hơi nước khác nhau. Điều này sẽ khiến khả năng hình thành sương khó hơn bình thường.
Thời tiết lạnh cũng là yếu tố ngăn chặn giọt sương hình thành. Khi không khí có nhiệt độ dưới 0 °C (32 °F), nó sẽ đạt điểm đóng băng, khiến hơi nước “thăng hoa” và chuyển hóa trực tiếp sang thể rắn thay vì ngưng tụ thành thể lỏng.
Thông thường, sương sẽ dễ ngưng tụ vào buổi tối khi thời tiết mát mẻ hơn. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể xảy ra vào ban ngày khi không khí đạt đến nhiệt độ điểm sương (dew point).
Vai trò của sương
Sương có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển và phục hồi hệ sinh thái.
Trong tự nhiên, sương được hình thành trên ngọn cỏ, lá sau ban ngày nóng nực và ban đêm lạnh dần. Không khí lạnh sẽ không thể giữ được nhiều hơi nước, những hơi nước dư thừa sẽ chuyển hóa thành sương trên những phiến lá.
Hệ sinh thái được duy trì bằng sự tuần hoàn của nước. Qua đường mưa, tuyết, nước ngầm hoặc trên mặt đất, các loài sinh vật và thực vật có thể sử dụng để duy trì sự sống và phát triển.
Sương mặt khác không thể cung cấp đủ lượng nước cho sự sống, nhưng có thể giúp ích rất nhiều trong mùa hạn. Đó là khi thời tiết trở nên nóng gắt và lạnh vào buổi tối, sương được hình thành nhiều hơn, giúp các cây cối một phần lượng nước cần thiết để sinh tồn.
Sương là lớp màn ngăn sự thoát hơi nước ngày năng nóng
Những giọt sương có thể giúp thực vật qua các quá trình sau:
-
Trở thành lớp màn bảo vệ cho lá cây. Sự thoát hơi nước sẽ bị hạn chế trước khi sương được bay hơi hoàn toàn. Điều này giúp các tế bào lá giữ được nước và chống lại cái nóng lâu hơn
-
Đóng vai trò như mồ hôi ở người để làm mát bề mặt lá cây.
-
Nguồn nước cho một số loài thực vật có khả năng hấp thụ nước qua lá. Đặc biệt là các loài cây ở sa mạc, khi thiếu nước, sương là một nguồn bổ sung cực kỳ quan trọng.
Ứng dụng trong cuộc sống
Sương có thể xem là một trong những loại nước sạch không có vi khuẩn vì nó được hình thành từ hơi nước và chưa tiếp xúc bề mặt bẩn. Tuy nhiên, việc thu thập đủ lượng nước để uống vẫn là một thử thách đối với công nghệ hiện tại của con người.
Trên thế giới đã có những tổ chức phát triển và ứng dụng thành công máy ngưng tụ hơi nước, thu được hàng trăm lít nước mỗi đêm. Nhưng chúng chỉ xảy ra vài lần trong năm khi điều kiện thời tiết lý tưởng.
Các máy này được đặt thử nghiệm ở những nơi có khí hậu nóng ẩm như Ấn Độ, Kutch.
Ngày đăng 23-05-2020