Siêu Tính - Sieutinh.com

Dấu hiệu trầm cảm và cách nhận biết trầm cảm cười, trầm cảm sau sinh

Ngày nay, với cuộc sống bộn bề lo toan và áp lực, bệnh trầm cảm xuất hiện ngày càng phổ biến hơn ở người Việt Nam. 

Thoạt đầu, loại bệnh này có vẻ như không gây tổn hại gì đến sức khỏe, và nhờ đó có thể tồn tại trong tâm trí chúng ta trong thời gian dài mà không gây sự chú ý. Bệnh trầm cảm chỉ thật sự được biết đến ở giai đoạn trầm trọng, khi người bệnh có sự bùng nổ về mặt cảm xúc và gây tổn thương chính mình hoặc những người xung quanh. 

Trầm cảm cũng là nguyên nhân dẫn đến gần 20,000 vụ tự tử ở Nhật Bản (năm 2019), và đó cũng chỉ là mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Dưới tác động của COVID-19, nhiều người trên khắp thế giới đang gặp phải áp lực lớn về mặt tài chính và rơi vào cảm giác tuyệt vọng. Trầm cảm, theo đó xuất hiện phổ biến hơn và để lại hậu quả nghiêm trọng.  

Do đó, nhận biết dấu hiệu trầm cảm sớm là cực kỳ quan trọng để tránh những tiêu cực về tâm lý cũng như sức khỏe.

Hiểu rõ về trầm cảm

Cảm xúc tiêu cực sẽ xảy đến với tất cả mọi người khi gặp phải chuyện không như mong muốn. Nó có thể là chán nản, buồn bã, tuyệt vọng hoặc tệ hơn. Mọi thứ sẽ trở về bình thường nếu chúng ta tìm lại được niềm vui hoặc sự an ủi khác.

Ngược lại, nếu loại cảm xúc này cứ tồn tại và không biến mất, có thể bạn đã mắc bệnh trầm cảm. 

Người bị trầm cảm sẽ không chỉ có nỗi buồn khi đối mặt với những thất bại trong cuộc sống, mà suy nghĩ, cảm nhận cũng sẽ thay đổi. 

Ở mức độ nhẹ, nó có thể cản trở năng suất làm việc, học tập; trầm cảm ảnh hưởng đến cả bữa ăn, giấc ngủ và sự tận hưởng niềm vui trong cuộc sống. Đối với họ, vượt qua một ngày là sự khó khăn và mệt mỏi.

Một số người mô tả trầm cảm như là “sống trong hố đen” hoặc có cảm giác mọi thứ sụp đổ, những người khác lại cảm thấy thiếu sức sống, trống rỗng và thờ ơ. Đặc biệt, nam giới còn có thể cảm thấy tức giận và bồn chồn. 

Cảm xúc tiêu cực là nguồn gốc của trầm cảm

Cảm xúc tiêu cực là nguồn gốc của trầm cảm

Về lâu dài, nếu không được điều trị, trầm cảm có thể trở thành một bệnh lý nghiêm trọng. 

Nhận biết dấu hiệu trầm cảm 

Trầm cảm sẽ trở nên phức tạp khi người bệnh không có nhận thức về tình trạng sức khỏe tâm thần của mình. 

Bằng cách hiểu rõ nguyên nhân và các triệu chứng trầm cảm, bạn có thể biết nhờ đến sự giúp đỡ từ bên ngoài. 

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trầm cảm

Trầm cảm diễn ra khác nhau ở mỗi người, nhưng vẫn có một số dấu hiệu nổi bật chung:

  • Cảm giác bất lực và tuyệt vọng. Bạn cảm thấy mọi thứ xung quanh đều trở nên tệ hơn và không thể làm gì để cải thiện tình hình của mình.

  • Mất hứng thú với các hoạt động hàng ngày. Bạn không còn quan tâm đến sở thích cá nhân, hoạt động xã hội hoặc tình dục trước đây. Bạn không cảm nhận được niềm vui và sự sảng khoái.

  • Cảm giác thèm ăn hoặc thay đổi cân nặng. Cân nặng giảm hoặc tăng đáng kể hơn 5% trọng lượng cơ thể trong một tháng.

  • Thay đổi giấc ngủ. Mất ngủ, đặc biệt là thức dậy vào đầu giờ sáng.

  • Giận dữ hoặc cáu kỉnh. Cảm thấy kích động, bồn chồn, có xu hướng bạo lực. Mức độ chịu đựng của bạn thấp, tính khí dễ nóng nảy, bạn dễ lo lắng đối với mọi thứ xung quanh.

  • Mất sức. Cảm thấy mệt mỏi, uể oải và thể chất kiệt quệ. Toàn bộ cơ thể của bạn cảm thấy nặng nề. Ngay cả những việc làm nhỏ cũng khiến bạn mệt mỏi hoặc mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành.

  • Tự ti về bản thân. Cảm giác vô giá trị hoặc tội lỗi. Bạn chỉ trích gay gắt bản thân về những lỗi lầm và sai lầm mắc phải.

  • Hành vi liều lĩnh. Bạn tham gia vào các hành vi lạm dụng chất kích thích, nghiện cờ bạc, lái xe liều lĩnh hoặc các môn thể thao nguy hiểm. Bạn muốn thoát khỏi thực tại

  • Khó tập trung. khó đưa ra quyết định hoặc ghi nhớ mọi thứ.

  • Đau nhức không rõ nguyên nhân. Sự gia tăng áp lực sẽ khiến bạn bị đau đầu, đau lưng, đau cơ và đau dạ dày.

Điều quan trọng bạn cần nhớ: những triệu chứng này có thể là một phần của phản ứng tâm lý bình thường trong cuộc sống. Nhưng nếu bạn càng có nhiều triệu chứng kể trên, với mức độ càng mạnh và kéo dài — bạn đang có khả năng cao mắc chứng trầm cảm.

Các loại trầm cảm khác nhau

Trầm cảm sau sinh

Mang thai và sinh con có thể dẫn đến nhiều cảm xúc lẫn lộn, từ vui sướng đến lo âu. Nhưng mọi người thường không biết rằng, sinh con có thể dẫn đến trầm cảm.

Sau khi sinh, mẹ sẽ có sự thay đổi tâm trạng đột ngột, hay khóc, dễ lo lắng, khó ngủ.

Tình trạng này gọi là hội chứng “baby blues”, thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sinh và có thể kéo dài đến 2 tuần. 

Tuy nhiên, đôi khi sẽ có trường hợp ngoại lệ, đặc biệt xảy ra nhiều là ở những mẹ có kinh nghiệm lần đầu trong việc sinh nở, hội chứng “baby blues” sẽ kéo dài lâu hơn và trở thành trầm cảm sau sinh.

Tiến triển của bệnh trở nặng hay cải thiện sẽ phụ thuộc vào sự phát hiện sớm các triệu chứng của “baby blues”:

  • Lo âu

  • Buồn bã

  • Biến đổi tâm trạng đột ngột

  • Cảm giác bứt rứt, khó chịu

  • Cảm thấy choáng ngợp

  • Khóc không rõ nguyên nhân

  • Mất tập trung

  • Mất cảm giác thèm ăn

  • Khó ngủ

Cải thiện sớm các triệu chứng trên sẽ giúp ngăn chặn bệnh trầm cảm sau sinh ở các bà mẹ.

Nếu không may sức khỏe tâm lý của mẹ diễn biến tệ hơn và trở thành trầm cảm, cần đưa mẹ đến bác sĩ để tư vấn nếu phát hiện các dấu hiệu trầm cảm sau đây:

  • Tâm trạng chán nản, thay đổi tâm trạng nghiêm trọng

  • Khóc quá nhiều

  • Khó gắn kết với em bé 

  • Xa lánh gia đình và bạn bè

  • Chán ăn hoặc ăn nhiều hơn bình thường

  • Không thể ngủ (mất ngủ) hoặc ngủ quá nhiều

  • Quá mệt mỏi hoặc mất năng lượng

  • Giảm hứng thú và niềm vui trong các hoạt động yêu thích

  • Khó chịu và tức giận dữ dội

  • Mặc cảm, tự ti về bản thân

  • Vô vọng

  • Cảm giác vô dụng, xấu hổ, tội lỗi.

  • Mất tập trung, giảm khả năng suy nghĩ và đưa ra quyết định

  • Bồn chồn

  • Hoảng loạn và lo lắng nghiêm trọng và

  • Có suy nghĩ làm hại bản thân hoặc em bé.

  • Suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử lặp đi lặp lại

Bạn sẽ thấy một số triệu chứng trên giống với hội chứng “baby blues”, nhưng diễn ra với mức độ nghiêm trọng và kéo dài hơn. Trầm cảm sau sinh sẽ cản trở các hoạt động hằng ngày của bạn. 

Mẹ bị trầm cảm sẽ trở nên tiêu cực nếu tiếp xúc với trẻ đang khóc. Do đó, nên mang lại cho mẹ cảm giác thoải mái thay vì tiếp thêm dầu vào lửa. 

Hãy nghĩ về điều tích cực khi mang thai

Hãy nghĩ về điều tích cực khi mang thai

Trầm cảm cười - nguy hiểm và khó nhận biết

Trầm cảm thường liên hệ với các cảm xúc tiêu cực, nhưng đôi khi, chúng sẽ không xuất hiện ở một số bệnh nhân. Thay vào đó, họ có biểu hiện vui vẻ, hạnh phúc đối với những mối quan hệ xung quanh, nhưng bên trong tâm trí lại đang mắc trầm cảm.

Bệnh nhân bị trầm cảm cười thường không thể xác định qua phương pháp DSM-5, mà được liệt kê vào nhóm mắc trầm cảm chủ ý với triệu chứng không điển hình. 

Trầm cảm cười sẽ dễ dàng đánh lừa chúng ta rằng một người hoàn toàn khỏe mạnh về mặt thể chất và tâm lý, nhưng vẫn có một số triệu chứng cơ bản như:

  • Thay đổi thói quen ăn uống, cân nặng và giấc ngủ

  • Mệt mỏi hoặc lười biếng

  • Cảm thấy vô vọng, bản thân không có giá trị.

  • Mất hứng thú với sở thích cá nhân 

Điều đặc biệt ở người bị trầm cảm cười là họ sẽ có rất ít hoặc không có các triệu chứng kể trên khi tiếp xúc với mọi người. 

Ở bên ngoài, họ có các biểu hiện tích cực như:

  • Năng động

  • Công việc ổn định, gia đình hạnh phúc

  • Lạc quan, vui vẻ

Các biểu hiện này như là lớp mặt nạ để che đậy cảm xúc tiêu cực bên trong vì không muốn thể hiện chúng ra ngoài.

Bệnh nhân có thể cảm thấy:

  • Yếu đuối nếu thể hiện dấu hiệu của trầm cảm

  • Sợ mang lại gánh nặng cho mọi người nếu bày tỏ cảm xúc thật

  • Tự dối lòng rằng mình hoàn toàn không bị trầm cảm

  • So sánh với những người bị trầm cảm nặng hơn, không cần phải phàn nàn về tình trạng của mình

  • Thế giới sẽ tốt hơn nếu không có mình.

Ở người bị trầm cảm cười, năng lượng làm việc của có dường như không bị ảnh hưởng như bệnh nhân thông thường (trừ những lúc họ ở một mình).

Nỗi buồn được giấu dưới lớp mặt nạ hạnh phúc

Đó cũng là yếu tố khiến trầm cảm cười khó bị phát hiện và tỷ lệ bệnh nhân tự tử cao hơn khi tâm lý diễn biến tiêu cực. Hơn nữa, tỷ lệ thực hiện hành vi làm tổn hại bản thân cao hơn người bình thường khi họ có mức năng lượng cao hơn. 

Trầm cảm loại nhẹ và trung bình

Đây là loại bệnh trầm cảm phổ biến nhất, gồm các triệu chứng trầm cảm ở mức độ nhẹ. Chúng sẽ lấy đi niềm vui và động lực mỗi ngày của bạn và có nguy cơ trở nên nặng hơn theo thời gian.

Trầm cảm tái phát (liên quan đến rối loạn nhịp tim)

Rối loạn nhịp tim, suy nhược máu có thể dẫn đến trầm cảm mãn tính mức độ nhẹ. Bạn sẽ trải qua các dấu hiệu trầm cảm ở mức thấp hoặc vừa phải xen lẫn với những cảm xúc bình thường.

Ở loại bệnh này, bệnh nhân sẽ có triệu chứng nhẹ trong thời gian dài (ít nhất là hai năm). Cùng lúc đó, bạn cũng có nguy cơ mắc trầm cảm nghiêm trọng (được gọi là trầm cảm kép). 

Rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD)

Ở một số quốc gia, thời tiết có thể dẫn đến sự thay đổi về khoảng thời gian ngày và đêm. Ở một số người, việc có ít thời gian ban ngày vào mùa đông có thể dẫn đến tình trạng rối loạn cảm xúc theo mùa. Phụ nữ và trẻ em thường là đối tượng dễ mắc loại trầm cảm này. Vào một số mùa nhất định, thường là mùa hè hoặc đông, bạn có thể cảm thấy mình trở thành một người hoàn toàn khác với các cảm xúc như: thất vọng, buồn bã, áp lực và không có hứng thú với sở thích thường ngày.

Hiện tượng này thường kết thúc khi thời gian ban ngày trở lại bình thường vào mùa xuân.

Nguyên nhân gây nên trầm cảm

Trầm cảm thường là kết quả của sự kết hợp của nhiều yếu tố, thay vì từ một nguyên nhân duy nhất. Ví dụ, nếu bạn trải qua một cuộc ly hôn, cùng lúc đó được chẩn đoán mắc một bệnh lý nghiêm trọng và bị đuổi việc. Căng thẳng có thể tích tụ lại khiến bạn bắt đầu có hành vi lạm dụng rượu bia, xa lánh gia đình và bạn bè. Những yếu tố đó kết hợp lại có thể gây ra trầm cảm.

Hãy tìm sự trợ giúp nếu bạn đang có một hoặc nhiều hơn những yếu tố sau:

  • Cô đơn và cô lập. Cô đơn và trầm cảm có mối liên hệ chặt chẽ. Thiếu sự trợ giúp từ xã hội có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, từ đó khiến bạn tự cô lập khỏi những người khác, làm tình trạng trở nên trầm trọng hơn. 

Hãy giành thêm thời gian với gia đình

Hãy giành thêm thời gian với gia đình

      → Có bạn bè thân thiết hoặc gia đình để tâm sự có thể giúp bạn tìm được hướng giải quyết các vấn đề của mình và tránh những suy nghĩ tiêu cực khi ở một mình.

  • Các vấn đề về hôn nhân hoặc mối quan hệ. Các mối quan hệ rắc rối, không hạnh phúc hoặc lạm dụng có thể mang lại tác dụng tiêu cực và làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

Hôn nhân không hạnh phúc gây áp lực tâm lý

Hôn nhân không hạnh phúc gây áp lực tâm lý 

      → Hãy cắt bớt những mối quan hệ không cần thiết và duy trì kết nối với những người có năng lượng tích cực

  • Căng thẳng trong cuộc sống. Những thay đổi lớn trong cuộc sống, chẳng hạn như mất mát, ly hôn, thất nghiệp hoặc các vấn đề tài chính thường có thể mang lại mức độ căng thẳng cao và làm tăng nguy cơ phát triển trầm cảm.
  • Bệnh mãn tính hoặc đau đớn. Những cơn đau không được kiểm soát hoặc được chẩn đoán mắc một căn bệnh nghiêm trọng (ví dụ như ung thư), có thể gây ra cảm giác tuyệt vọng, thậm chí dẫn đến trầm cảm.
  • Tiền sử gia đình bị trầm cảm. Các cảm xúc tiêu cực trong gia đình, đặc biệt từ người thân bị trầm cảm, sẽ phần nào sẽ ảnh hưởng đến bạn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn cũng sẽ như vậy. 

      → Hãy lựa chọn lối sống lành mạnh, kết nối các mối quan hệ tốt đẹp và rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc của bản thân.

  • Nhân cách. Bạn có thể gặp nhiều rủi ro trầm cảm hơn nếu bạn là người có xu hướng lo lắng thái quá, có cái nhìn tiêu cực về cuộc sống, tự ti về vẻ ngoài của bản thân khi có chỉ số BMI cao.

      → Hãy tránh xa những thứ tiêu cực, học cách sống chậm lại để yêu bản thân nhiều hơn.

  • Chấn thương hoặc bị lạm dụng thời thơ ấu. Những căng thẳng đầu đời như chấn thương thời thơ ấu, bị lạm dụng hoặc bắt nạt có thể khiến bạn dễ mắc các bệnh về tâm lý, bao gồm cả trầm cảm.

      → Có sự nhận thức được tình trạng hiện tại của mình và tìm kiếm sự trợ giúp phương án hiệu quả để bạn quên đi những sự kiện trong quá khứ.

  • Lạm dụng rượu hoặc ma túy. Lạm dụng chất gây nghiện thường xảy ra cùng lúc với bệnh trầm cảm. Nhiều người tìm đến rượu hoặc ma túy như một cách để tự đối phó với căng thẳng trong cuộc sống. Nếu bạn đã có nguy cơ bị trầm cảm, lạm dụng rượu hoặc ma túy có thể đẩy bạn đến bờ vực thẳm. 

Hiểu rõ về nguyên nhân trầm cảm có thể giúp bạn xác định phương pháp điều trị hiệu quả.

Bằng cách giải quyết vấn đề cốt lõi, bạn sẽ giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

Khi nào cần tìm sự trợ giúp của chuyên gia?

Nếu sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè và những thay đổi tích cực về lối sống là không đủ, có thể đã đến lúc bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia sức khỏe tâm thần. Có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh trầm cảm, bao gồm:

  • Trị liệu tâm lý. Điều trị trầm cảm hiệu quả sẽ cần tham khảo ý kiến của chuyên gia, người có thể cung cấp cho bạn các phương pháp điều trị đa góc độ và tiếp thêm động lực để bạn hành động. Liệu pháp này cũng có thể cung cấp cho bạn những kỹ năng và cái nhìn mới để ngăn ngừa trầm cảm quay trở lại.
  • Thuốc có thể là sự bắt buộc nếu bệnh nhân trầm cảm giai đoạn cuối, đang muốn tự tử hoặc sử dụng bạo lực. 

Mặc dù thuốc cũng có thể giúp làm giảm các triệu chứng trầm cảm ở người thường, nhưng nó không phải là cách chữa trị lâu dài. Ngoài ra, sử dụng thuốc cũng mang lại tác dụng phụ không mong muốn, bạn sẽ cần phải tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi dùng.





Ngày đăng 03-12-2020

Chủ đề: