Siêu Tính - Sieutinh.com
Chuyển Đổi Nhiệt Độ
°C
°F
°K

Cách chuyển đổi độ C sang độ F

Phép tính chuyển đổi nhiệt độ là một công cụ giúp cho người dùng có thể thay đổi đơn vị nhiệt độ giữa Fahrenheit (độ F), Celsius (độ C) và Kelvin (độ K). Ngoài các công thức tính toán rườm rà, còn các cách khác để bạn có thể chuyển đổi các đơn vị này một cách nhanh chóng: 

Cách 1: Dùng bảng chuyển đổi nhiệt độ

Ta có thể dựa vào bảng chuyển đổi nhiệt độ của các chỉ số nhiệt chuẩn từ độ F sang độ C và ngược lại

Bảng chuyển đổi nhiệt độ F sang độ C

Bảng chuyển đổi nhiệt độ F sang độ C

Ưu điểm:

  • Nhanh chóng: Ta có thể thấy ngay được mối liên hệ giữa hai đơn vị nhiệt độ ở các chỉ số cụ thể mà không cần tính toán.

Nhược điểm:

  • Chỉ có thể chuyển đổi một vài chỉ số chuẩn, các dữ liệu có số thập phân sẽ cần phải dùng công thức tính toán để tìm ra kết quả.


Cách 2: Dùng công cụ chuyển đổi online

Cách dễ dàng nhất là bạn chuyển đổi độ C sang độ F ngay trên Google. Bạn có thể chọn chuyển đổi giữa ba đơn vị một cách nhanh chóng qua các bước sau: 

  • Bước 1: Vào Google.com

  • Bước 2: Gõ vào thanh tìm kiếm “C to F” (nghĩa là độ C sang độ F). 

Bạn có thể thay thế bất kỳ đơn vị nào mình muốn chuyển đổi, Google sẽ tự động chọn giúp bạn. 

Chuyển độ C sang độ F bằng Google

Chuyển độ C sang độ F bằng Google

Ưu điểm: 

Nhanh chóng, chính xác: Google đã tích hợp sẵn công cụ tính toán ở kết quả tìm kiếm của họ, bạn sẽ không còn phải lo lắng và hoài nghi về kết quả nhận được. Ngoài ra, Google còn cung cấp công thức ở phía dưới thanh công cụ để bạn có thể kiểm tra lại bằng cách tính toán thủ công. 

Nhược điểm: 

Cần kết nối Internet. 

Cách 3: Công thức tính toán thủ công.

Phương pháp này chỉ áp dụng cho những bạn có nhu cầu giải quyết các bài toán phức tạp, cần số liệu chi tiết. 

Công thức chuyển đổi đơn vị nhiệt độ

Công thức chuyển đổi đơn vị nhiệt độ

Sự liên hệ của 3 thang đo

Sự liên hệ của 3 thang đo

Sự ra đời của đơn vị Celsius, Fahrenheit, Kelvin

Đơn vị Celsius (độ C)

Cái tên Celsius được đặt theo nhà thiên văn học người Thụy Điển Anders Celsius (1701 - 1744) là người đã phát minh ra hệ thống thang đo này vào năm 1742 - 2 năm trước khi ông mất. 

Thang đo Celsius dùng 2 điểm chuẩn là 0 độ C, nhiệt độ đóng băng của nước, và 100 độ C là nhiệt độ sôi của nước ở điều kiện chuẩn. 

Celsius được khi nhận là nhà thiên văn học đầu tiên phân tích được sự thay đổi của từ trường Trái Đất, và phát triển công cụ đo lường để đánh giá độ sáng của ngôi sao. 

Celsius đã có khoảng thời gian dài thử nghiệm và phát triển hệ thống đo lường nhiệt độ của mình. Thực chất ban đầu điểm chuẩn 0 độ C được dùng để xác định độ sôi và 100 độ C là điểm chuẩn xác định nhiệt độ đóng băng của nước. Ông cũng đã tìm ra được rằng sự đóng băng của nước không phụ thuộc vào vĩ độ và áp lực không khí trong khi đó điểm sôi của nước lại bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố này. 

Thang đo Celsius hiện tại được dùng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng nó không phải là thang đo duy nhất, thậm chí tên gọi của nó còn ít được biết đến hơn so với người anh em của nó là Fahrenheit vào những thế kỷ trước. 

Đơn vị Fahrenheit (độ F)

Fahrenheit là thang đo nhiệt độ được phát triển vào năm 1724 bởi nhà khoa học người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit (1686 - 1736). Thang đo hiện nay được dùng chủ yếu ở Hoa Kỳ và các nước vùng Caribbean trong khi hầu hết quốc gia dùng đơn vị Celsius để đo nhiệt độ. 

Vào năm 1714, Fahrenheit phát triển nhiệt kế hiện đại đầu tiên có chứa thủy ngân có độ chính xác cao hơn các loại nhiệt kế trước đó. Sau này ông dựa vào nhiệt kế “cồn” của Olaus Roemer để mở rộng thành thang đo nhiệt độ của riêng ông mang tên Fahrenheit. 

Thang đo Fahrenheit hiện tại có hai điểm chuẩn (trước kia là ba). Điểm chuẩn 32 độ F là điểm đóng băng của nước tinh khiết. Điểm chuẩn thứ hai là độ sôi của nước tương đương với 212 độ F, nhiệt độ bình thường của cơ thể con người là 96 độ. Lý do cho sự thay đổi điểm chuẩn là để dễ dàng chuyển đổi giữa hai đơn vị Celsius và Fahrenheit. 

Đơn vị Kelvin (K)

Thang đo Kelvin là đứa con tinh thần của nhà phát minh người Anh William Thomsom (1824 - 1907), thang đo được ra đời vào năm 1848. Đây là một trong ba đơn vị nổi tiếng được dùng để đo lường nhiệt độ, bên cạnh Fahrenheit và Celsius. 

Giống với hai thang đo trên, Kelvin dựa vào điểm đóng băng và sôi của nước để xác định phạm vi đo lường. Hai điểm trên có khoảng cách đúng bằng 100 độ (273.16 K) và (373.16 K). Thang đo Kelvin không có số âm bởi điểm thấp nhất 0 K là độ lạnh tuyệt đối (xảy ra khi phân tử dừng hoạt động). Bởi vì Kelvin phản ảnh năng lượng trong phân tử, đơn vị K không có “độ” (degree). 

Ứng dụng của Kelvin đa phần ở trong khoa học vì nó không có số âm, tạo nên sự thuận tiện khi thu thập và tính toán nhiệt độ rất thấp của các khí lỏng như helium, nitrogen,....